CHÚNG TÔI LUÔN Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN

Hotline tư vấn

024 66 568 268

Giao hàng ngay

Thanh toán tại nhà

Bảo hành chính hãng

Đổi máy mới 100% (nếu lỗi NSX)

Dịch vụ Tốt - Nhanh

Lắp 1 máy mới cho khách dùng trong thời gian bảo hành

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐO HUYẾT ÁP VÀ ĐỌC HUYẾT ÁP TẠI NHÀ

Ngày đăng: 30/09/2024

Huyết áp là chỉ số sức khỏe quan trọng cần được theo dõi thường xuyên. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, suy tim,... Đối với những gia đình có người bị bệnh cao huyết áp hoặc người cao tuổi thì máy đo huyết áp là thiết bị y tế vô cùng quan trọng. 

I. CÁC LOẠI MÁY ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ

1. Máy đo huyết áp bằng cơ

Máy đo huyết áp bằng cơ

Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải. Nhưng máy có vài điểm bất tiện là dễ hư, khó sử dụng, không thuận tiện cho người lớn tuổi vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe và có thể phải cần người khác đo.

2. Máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử

Hiện nay các gia đình ưa chuộng hơn, dễ đọc vì con số hiện trên màn hình của máy, dễ sHử dụng, tiện lợi cho người sử dụng, không phải nghe nhịp tim và bơm hơi. Một số loại máy có thể in kết quả, không cần phải ghi vào sổ tay. Tuy nhiên, ít nhất mỗi năm một lần cần đem máy đo huyết áp tới nơi mua thiết bị y tế, có thể nhờ bác sĩ hoặc điều dưỡng kiểm tra xem máy còn hoạt động tốt hay không.

II. THỜI ĐIỂM ĐO HUYẾT ÁP

Để có kết quả đo huyết áp chuẩn xác nhất, bạn nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày để tiến hành đo huyết áp. Đo nhiều lần trong ngày để theo dõi và so sánh các chỉ số. Huyết áp có xu hướng cao nhất vào buổi sáng, giảm dần trong ngày và thấp nhất khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Thời điểm đo huyết áp

Việc chọn lựa thời điểm đo huyết áp phù hợp cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác
  • Không nên đo ngay sau khi thức dậy hoặc ngay sau bữa ăn
  • Cần tuân thủ đo theo thời điểm nhất định mỗi ngày
  • Nên đo huyết áp khoảng 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng (sau khi thức dậy 30 phút, sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn sáng) và buổi chiều.

III. CÁCH ĐO HUYẾT ÁP BẰNG MÁY ĐO ĐIỆN TỬ ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ

Đo huyết áp bằng máy điện tử

Đo huyết áp điện tử khá đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cách, sai tư thế hoặc quá trình chuẩn bị trước khi đo không đúng cũng sẽ khiến kết quả bị sai lệch, điều trị không phù hợp và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cần đảm bảo các bước thực hiện chuẩn xác nhất:

  • Thư giãn trước khi đo khoảng 5-10 phút
  • Không nên mặc những bộ đồ bó sát hoặc quá chật vì có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao hoặc dẫn đến kết quả không chính xác
  • Tránh đo huyết áp sau khi vận động mạnh, leo cầu thang, tập thể dục,...
  • Không nên đo huyết áp khi đang ăn no, khi đang đói, đang căng thẳng, đang tức giận
  • Trước khi đo 2 tiếng không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu…
  • Tư thế chuẩn khi đo: ngồi thẳng, lưng thẳng, chân đặt phẳng trên sàn nhà, không bắt chéo chân.
  • Trường hợp không thể ngồi được mà phải nằm ngửa hoặc đứng để đo huyết áp thì tay cần để xuôi theo thân mình
  • Đặt và đỡ cánh tay trên mặt phẳng ở vị trí ngang mức tim, giữ lòng bàn tay hướng lên và thả lỏng cơ cánh tay. 
  • Thường đo ở vị trí bắp tay: Duỗi thẳng tay trên mặt phẳng, ngang với người, điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm và tiến hành đo.
  • Tránh quấn vòng bít quá lỏng hoặc quá chặt, nên quấn đúng vị trí và vừa khít tay
  • Ngồi yên, giữ nguyên tư thế và tiến hành bấm nút khởi động để bắt đầu quá trình đo huyết áp. Lưu ý, cần giữ nguyên tư thế cho đến khi máy báo và hiển thị kết quả rồi mới tắt máy.
  • Ngồi yên lặng không được xao nhãng: không nói chuyện, không xem TV, không đọc sách báo hoặc nghe tin tức.
  • Đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút, nếu số đo huyết áp chênh nhau mỗi lần 10 mmHg, thì đo lại lần 3 sau khi nghỉ ngơi 5 phút. Chỉ số huyết áp ghi nhận được là trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
  • Đo huyết áp nhiều lần giúp tăng độ chính xác ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ.
  • Kết quả hiển thị bằng số trên màn hình bao gồm hai trị số tâm thu (số lớn) và tâm trương (số nhỏ).
  • Ghi lại số đo huyết áp theo dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương vào sổ
  • Đem sổ ghi chép chỉ số để bác sĩ theo dõi mỗi khi đi khám
  • Cất máy đo ở nơi dễ lấy và kiểm tra máy định kỳ

IV. CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ HUYẾT ÁP

Cách đọc chỉ số khi đo huyết áp

Cách đo huyết áp bằng máy đo điện tử rất đơn giản vì kết quả hiển thị bằng số ngay trên màn hình bao gồm hai trị số tâm thu (số lớn) và tâm trương (số nhỏ). Từ đó có thể đọc được và xác định kết quả như sau:

Phân loại

Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

< 130

< 85

HA bình thường cao

130-139

85-89

THA độ 1 (nhẹ)

140-159

90-99

THA độ 2 (trung bình)

160-179

100-109

THA độ 3 (nặng)

≥  180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥  140

< 90

 

  • Chỉ số huyết áp bình thường
    • Huyết áp tâm thu: 90 mmHg - 130 mmHg
    • Huyết áp tâm trương: 60 mmHg - 85 mmHg 
  • Chỉ số huyết áp thấp
    • Chỉ số huyết áp tâm thu < 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg cảnh báo huyết áp thấp. Huyết áp thấp làm cho máu không cung cấp đủ cho hoạt động của các cơ quan, có thể biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,...
  • Chỉ số huyết áp cao: Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế Giới:
    • Tiền tăng huyết áp: chỉ số huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-90 mmHg.
    • Tăng huyết áp độ 1: chỉ số huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
    • Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
    • Tăng huyết áp độ 3: số đo huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
    • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

Việc đo huyết áp tại nhà là cần thiết để theo dõi sức khỏe cá nhân, giúp người bệnh nhận biết kịp thời các biến động huyết áp và phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe. Ngoài ra, việc này còn thúc đẩy sự tuân thủ các biện pháp điều trị và lối sống lành mạnh, giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả hơn. Do đó, hãy thực hiện đo và đọc chỉ số một cách chuẩn xác nhất, ghi lại và đem đến cho bác sĩ mỗi khi thăm khám nhằm theo dõi và phối hợp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.


Để tìm hiểu thông tin về các thông tin khác về sức khỏe và các khóa học sơ cấp cứu, hãy theo dõi thông tin tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.

 

 

Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí