Sau đột quỵ thiếu máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị trong 5 năm là 25%, trong đó chủ yếu tái phát trong giai đoạn sớm 10% trong tuần đầu, 15% trong 1 tháng và 18% trong 3 tháng. Việc điều trị dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ, lên tới 80%.
May mắn là, bên cạnh các yếu tố nguy tố nguy cơ đột quỵ não không thay đổi được (như tuổi, giới tính, chủng tộc...) là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch... Đây chính là chiếc phao cứu sinh giúp chúng ta tác động nhằm giảm tỉ lệ đột quỵ tái phát.
Ảnh minh họa: Nỗ lực ngăn ngừa tái phát đột quỵ
Dự phòng tái phát đột quỵ là các biện pháp tối ưu hoá điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ não, các nguy cơ biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, tắc mạch hoặc tử vong nguyên nhân mạch máu và ngăn chặn biến chứng.
Ảnh minh họa: Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ
Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu....
-
Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não và kiểm soát huyết áp tối làm giảm 28% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg, và dưới 130/80 mmHg với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.
-
Đái tháo đường: Tất cả bệnh nhân đột quỵ não cần được sàng lọc và phát hiện đái tháo đường. Điều trị bao gồm chế độ ăn phù hợp, chế độ tập luyện kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường. Mục tiêu HbA1C dưới 7% và dự phòng các biến chứng do đái tháo đường.
-
Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Kiểm soát tốt tăng Cholesterol máu giúp giảm 16% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát LDL Cholesterol xuống dưới 70-100 mg/dL.
-
Kiểm soát các bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim...), xơ vữa động mạch cảnh, các bệnh lý tăng đông...
-
Thay đổi lối sống: Truyền thông, giáo dục sức khỏe dự phòng đột quỵ, chế độ ăn lành mạnh, có chế độ tập luyện hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh căng thẳng, bỏ thuốc lá, hạn chế bia, rượu.
Kết luận: Sau đột quỵ thiếu máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị lên tới 25% trong 5 năm. Để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ thì bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và được kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ tốt theo hướng dẫn.
Nguồn tham khảo: dotquy.kcb.vn
Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.
Doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại: https://forms.gle/vGJtX8T93pCKg69JA