ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM
Tác giảKiều Hải Yến

Đột quỵ không chỉ xảy ra đối với người lớn mà còn có thể xảy ra ở thanh thiếu niên, trẻ sơ sinh và thậm chí ở thai nhi đang còn trong bụng mẹ.

 

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc bị vỡ. Khi điều này nảy ra, tế bào não sẽ không thể nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ bị chết đi. Mặc dù hầu hết mọi người đều đã nghe nói về đột quỵ ở người lớn nhưng đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó có thể xảy ra ở thanh thiếu niên, trẻ sơ sinh và thậm chí ở thai nhi đang còn trong bụng mẹ.

đột quỵ ở trẻ em

Hình 1: Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, kể cả trẻ em đang còn nằm trong bụng mẹ (nguồn: stroke.org)

Đột quỵ ở trẻ em thường được chia ra làm 2 thời kỳ: đột quỵ ở giai đoạn chu sinh (Perinatal stroke) và đột quỵ ở thời thơ ấu (Childhood stroke) vì 2 nhóm tuổi này có các yếu tố nguy cơ khác nhau.

1. Đột quỵ ở thời kỳ chu sinh (Perinatal stroke)

Đột quỵ thời kỳ chu sinh có thể xảy ra trong vài tháng cuối của thai kỳ cho đến 1 tháng tuổi. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ chu sinh bao gồm:

  • Bệnh tim bẩm sinh.

  • Mắc phải các rối loạn của nhau thai (nhau tiền đạo, nhau bong non…).

  • Mắc các rối loạn về đông máu.

  • Mắc phải các loại nhiễm trùng (như viêm màng não…).

2. Đột quỵ thời kỳ thơ ấu (Childhood stroke)

Đột quỵ ở thời kỳ thơ ấu có thể xảy ra từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi. Các yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ ở thời thơ ấu bao gồm:

  • Bệnh tim bẩm sinh

  • Các bệnh liên quan đến động mạch não

  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến não hoặc các cơ quan khác

  • Chấn thương đầu

  • Bệnh hồng cầu hình liềm

  • Các bệnh tự miễn

3. Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em

Cần nghĩ đến đột quỵ khi trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của dấu hiệu FAST:

  • F = FACE DROOPING (mặt xệ): Một bên mặt bị xệ xuống hoặc bị tê. Yêu cầu trẻ mỉm cười, bạn sẽ thấy phần cơ mặt ở bên bị liệt không nhếch lên được (bị xệ).

  • A = ARM WEAKNESS (yếu tay): Một bên tay trẻ sẽ bị yếu hoặc tê. Yêu cầu trẻ nâng cả 2 tay lên, tay bên yếu sẽ bị rơi xuống.

  • S = SPEECH (nói ngọng): Trẻ nói ngọng hoặc không thể nói hoặc phát ra âm thanh khó hiểu. Yêu cầu trẻ lặp lại 1 câu đơn giản như: “Hôm nay, bầu trời trong xanh”.

  • T = TIME TO CALL (gọi ngay số điện thoại cấp cứu): Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong 3 dấu hiệu trên, hãy gọi 115 ngay lập tức.

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ (FAST) thường bị bỏ qua ở trẻ em vì phụ huynh, thậm chí là nhân viên y tế không nghĩ rằng đột quỵ có thể xảy ra ở lứa tuổi này. Ngoài ra, đột quỵ ở trẻ em còn có thêm các dấu hiệu/ triệu chứng hay gặp khác như:

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột, đặc biệt kèm theo nôn mửa và buồn ngủ.

  • Đột ngột lú lẫn hoặc khó hiểu người khác nói gì.

  • Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

  • Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp.

  • Khởi phát co giật, thường ở một bên cơ thể.

Sơ cứu ngay lập tức và điều trị kịp thời sẽ mang lại tiên lượng tốt nhất cho trẻ. Hãy nhớ rằng đột quỵ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với tất cả mọi người.

Theo:  https://www.stroke.org/en/about-stroke/stroke-in-children

Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.

Doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại: https://forms.gle/vGJtX8T93pCKg69JA

-----------------------------------------
DR SAFI - ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU CHUẨN HOA KỲ
“NGƯỜI BÊN CẠNH CỨU NGƯỜI BÊN CẠNH”
Tel: 024.6656.8268 | Hotline/Zalo: 037 627 9600
Email: info@safi.asia | Web: https://safi.asia
VP Hà Nội: Tầng 5 Số 59, Ngõ 5, Láng Hạ, Q. Ba Đình
VP TP. Hồ Chí Minh: P.302, 124 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình

 

Bài viết liên quan