NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỘT QUỴ
Tác giảSAFI ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm vì không những gây tử vong cao mà còn để lại di chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ là do mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu) hoặc bị vỡ (chảy máu) khiến cho một phần não bị tổn thương hoặc chết đi. Đột quỵ rất phổ biến và có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều hiểm lầm về căn bệnh nguy hiểm này.  

Nguyên nhân gây ra đột quỵ là do mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu) hoặc bị vỡ (chảy máu) khiến cho một phần não bị tổn thương hoặc chết đi. Đột quỵ rất phổ biến và có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều hiểm lầm về căn bệnh nguy hiểm này.  

1. Chỉ người cao tuổi mới bị đột quỵ

Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi). Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây tại Việt Nam, có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi). 

Nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng béo phì làm gia tăng các vấn đề về bệnh lý tim mạch. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý đến sức khỏe thông qua việc lành mạnh hoá lối sống. 

Các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rung nhĩ... là những yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ nhưng thường không có triệu chứng và ngày cũng đang dần trẻ hoá. Thăm khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh này và tuân thủ điều trị sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả đột quỵ.

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỘT QUỴ - safi sơ cấp cứu

Hình 1: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần!

2. Đột quỵ là một tình trạng hiếm gặp

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đột quỵ là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong ở Việt Nam (21,7%) với khoảng 200,000 trường hợp mỗi năm. 

3. Người gầy không bị đột quỵ

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có đột quỵ. Tuy nhiên, dù gầy nhưng bạn vẫn sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ bị đột quỵ nếu như bạn có một lối sống không lành mạnh, ít vận động và sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) hay bạn có mắc các bệnh lý mãn tính khác như rung nhĩ, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

4. Trúng gió và đột quỵ là một

Mặc dù các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, xây xẩm, ngất xỉu đều có thể gặp ở trúng gió và đột quỵ. Tuy nhiên, trúng gió và đột quỵ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trúng gió (trúng phong) thể hiện trạng thái cơ thể bị nhiễm virus gây bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, đây là bệnh lây từ người sang người. Trong khi đó, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu nuôi não bị tắc hoặc bị vỡ, bệnh này không lây. Việc phân biệt trúng gió và đột quỵ có thể nhờ vào dấu hiệu FAST (Face – méo mặt, Arm – yếu tay/ chân, Speech – nói khó/ nói ngọng, Time – thời gian vàng 4,5 giờ).

5. Không thể phòng ngừa đột quỵ

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) việc thay đổi lối sống bao gồm tập thể dục, giảm cân và từ bỏ các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) đóng một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng mắc các bệnh mãn tính khác như rung nhĩ, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thì việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố tiên quyết trong việc ngăn chặn cơn đột quỵ.

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỘT QUỴ

Hình 2: Đột quỵ không phải là bệnh trời kêu ai nấy dạ mà là bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả

6. Người bị đột quỵ sẽ không còn nguy cơ bị đột quỵ nữa

Khoảng 26% bệnh nhân sau đột quỵ sẽ bị tái phát đột quỵ trong phần đời còn lại của họ, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong năm đầu tiên lên đến 11% , vì vậy việc tuân thủ tái khám và điều trị sau đột quỵ là cực kỳ quan trọng.

7. Tập luyện thể thao liên tục giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ

Tập thể dục luôn là phương pháp tốt để cải thiện sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nhưng không có nghĩa tập luyện càng nhiều càng tốt. Việc vận động quá sức hay thể thao quá độ khiến cho cho cơ thể bị mệt mỏi, làm phản tác dụng và đôi khi làm tăng các yếu tố về tim mạch cũng như dẫn tới đột quỵ. Đối với những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ hay có những bệnh lý nguy cơ gây đột quỵ (rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu) cần có sự tư vấn của chuyên gia y tế trong vấn đề rèn luyện sức khỏe. 

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỘT QUỴ

Hình 3: cần có sự tư vấn của chuyên gia y tế trong vấn đề rèn luyện sức khỏe

8. Không thể phục hồi sau đột quỵ

Bạn vẫn có thể hồi phục sau đột quỵ nếu như bạn được cấp cứu và điều trị kịp thời. Thời gian vàng trong cấp cứu điều trị đột quỵ là 4,5 giờ đầu. Một lần nữa, dấu hiệu FAST là cực kì quan trọng trong việc nhận biết sớm cơn đột quỵ, giúp người bị đột quỵ được cấp cứu kịp thời, làm giảm tỉ lệ tử vong cũng như di chứng do đột quỵ gây ra.

Theo dotquy.kcb.vn 

Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.

Doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại: https://forms.gle/vGJtX8T93pCKg69JA

---------------------------
DR SAFI - ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU CHUẨN HOA KỲ
“NGƯỜI BÊN CẠNH CỨU NGƯỜI BÊN CẠNH”
Tel: 024.6656.8268 | Hotline/Zalo: 037 627 9600
Email: info@safi.asia | Web: https://safi.asia
VP Hà Nội: Tầng 5 Số 59, Ngõ 5, Láng Hạ, Q. Ba Đình
VP TP. Hồ Chí Minh: P.302, 124 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình

Bài viết liên quan