NGỘ ĐỘC KHÌ CO: CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGỘ ĐỘC KHÍ CO
Tác giảAdministrator

Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa, có động cơ đang nổ như: xe máy, máy phát điện hoặc bếp than, củi, ...

1. Ngộ độc khí CO là gì?

Ngộ độc khí CO hay ngộ độc do khói than là tình trạng ngộ độc do hít phải khí carbon monoxide (CO) khá phổ biến và xảy ra với nhiều người. Khí carbon monoxide là loại khí không màu, không mùi nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho con người. Người bị ngộ độc khí CO nếu như không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng.

2. Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc khí CO

Triệu chứng của ngộ độc khí CO thường không đặc hiệu và khá giống với một vài bệnh thông thường khác như cảm cúm. Việc nhận biết bị ngộ độc do khói than qua các dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Chậm chạp, nhức đầu là dấu hiệu phổ biến nhất
  • Yếu đuối, mệt mỏi
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Không tập trung
  • Ói mửa
  • Đau ngực
  • Mất ý thức, đầu óc lẫn lộn
  • Rối loạn hành vi
  • Cảm giác khó chịu
  • Gặp các vấn đề về mắt như nhìn mờ đi
  • Khó thở
  • Loạn nhịp tim
  • Co thắt cơ, co giật
  • Hôn mê, ngất xỉu

Các yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc khí carbon monoxide từ những đối tượng dễ bị tác động bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ nhỏ
  • Những người cao tuổi
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Những người có bệnh về tim mạch, bệnh thiếu máu hoặc các vấn đề có liên quan tới đường hô hấp
  • Những người làm việc trong xưởng, nhà máy khép kín có nhiều động cơ máy móc thải ra nhiều khí CO.

Ngộ độc khí carbon monoxide có thể sẽ rất nguy hiểm với những người đang ngủ hoặc say rượu. Thậm chí có thể gây tử vong mà không phát hiện ra dấu hiệu nào. Vì thế, nếu như nghi ngờ bị ngộ độc khí CO hoặc thấy ai đó có dấu hiệu bị ngộ độc. Hãy nhanh chóng rời khỏi nơi có nhiều khí CO rồi đến nơi thông thoáng, sau đó lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

3. Cách sơ cứu nạn nhân ngộ độc khí CO

Thực hiện sơ cứu cho nạn nhân ngộ độc khí CO theo các bước sau:
  • Bước 1: Đảm bảo hiện trường an toàn
  • Ngay lập tức tạo ra không gian thoáng đãng bằng cách mở cửa và chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc. Bản thân người sơ cứu cũng phải chú ý đảm bảo an toàn cho chính mình.
  • Bước 2: Gọi hỗ trợ, gọi 115 và bật loa ngoài
  • Thời gian đóng vai trò quyết định trong sự sống còn của nạn nhân. Bạn cần kêu gọi sự hỗ trợ ngay lập tức và gọi 115 để yêu cầu cấp cứu chuyên nghiệp. Trong quá trình chờ đợi, hãy sơ cứu cho nạn nhân.
  • Bước 3: Đánh giá tình trạng nạn nhân và sơ cứu
Kiểm tra đáp ứng và nhịp thở của nạn nhân
- Nạn nhân tỉnh, hoặc nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở => cho nạn nhân nằm nghiêng an toàn và ở bên cạnh cho đến khi nhân viên y tế tới
- Nạn nhân không tỉnh, không thở hoặc chỉ thở ngáp => thực hiện CPR ngay
Quy trình sơ cứu này đặt ra sự cần thiết của sự nhạy bén, kiên nhẫn và quyết đoán. Việc thực hiện các bước này một cách nhanh chóng và chính xác có thể là yếu tố quyết định giữa tính mạng của nạn nhân. Hãy nhớ rằng sự hành động nhanh chóng có thể là chìa khóa để đối mặt với tình huống ngộ độc CO một cách hiệu quả.
 

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích, chúc các bạn thành công.

---------------------------

Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.

Doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại đây

SAFI hân hạnh đồng hành cùng 1Life túi sơ cứu cung cấp túi sơ cứu cho cá nhân, trường học, doanh nghiệp.

---------------------------

DR SAFI - ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU CHUẨN HOA KỲ

“NGƯỜI BÊN CẠNH CỨU NGƯỜI BÊN CẠNH”

 

Tel: 024.6656.8268  |  Email: info@safi.asia  |  Web: https://safi.asia

VP Hà Nội: Tầng 5 Số 59, Ngõ 5, Láng Hạ, Q. Ba Đình

VP TP. Hồ Chí Minh: P.302, 124 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình

Bài viết liên quan