1. CPR là gì?
CPR (Cardiopulmonary Resuscitation) là quy trình cấp cứu nhằm hồi sinh tim phổi, được sử dụng nhằm mục tiêu cứu sống cho một người có dấu hiệu ngừng tim phổi.
2. Các trường hợp cần thực hiện CRP
Kỹ thuật này được áp dụng trong các trường hợp người bệnh ở trong tình trạng nguy kịch nhằm nâng cao khả năng sống sót và phục hồi sau khi điều trị. Một số trường hợp cụ thể bao gồm:
● Người bị chấn thương nặng dẫn đến tình trạng ngừng tim, ngừng hô hấp.
● Người bị ngừng tim đột ngột do nhồi máu cơ tim, rung thất, suy hô hấp,...
● Người bị đuối nước, điện giật dẫn tới ngừng thở.
Khi được thực hiện kỹ thuật CPR càng sớm, cơ hội hồi phục của người bệnh càng cao.
3. Các bước thực hiện CPR
Để thực hiện ép tim bạn cần:
Cách ép tim ngoài lồng ngực:
- Đối với người lớn:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:
- Đặt 2 ngón tay vào vùng giữa của ngực trẻ rồi ép xuống khoảng 4cm. Thực hiện tốc độ ép như với người lớn.
- Theo đó, một chu kỳ CPR được tính bằng 30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt. Nếu thực hiện quá nhiều, có thể khiến cho người bệnh bị tổn thương.
Cách hô hấp nhân tạo:
- Ngửa đầu và nâng cằm để đầu bệnh nhân ngửa ra sau, đồng thời dùng tay móc sạch đờm dãi của bệnh nhân nhằm giúp đường thở thông thoáng, dùng tay bóp mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi không cần bóp mũi) và hà hơi thổi ngạt vào miệng của bệnh nhân,
- Thực hiện xen kẽ với ép tim ngoài lồng ngực, tỉ lệ ép tim/thổi ngạt 30/2 (ép tim 30 lần, thổi ngạt 2 lần).
- Trong trường hợp không biết cách hô hấp nhân tạo, có thể bỏ qua bước này và tiếp tục ép tim cho nạn nhân để chờ nhân viên y tế tới.
4. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi tiến hành CPR
Lưu ý những nguyên tắc khi tiến hành CPR, nguyên tắc DRSCAB, cụ thể:
● Danger (sự nguy hiểm): đảm bảo bản thân bạn và nạn nhân đều tránh được nguy hiểm, đảm bảo an toàn.
● Response (phản ứng): Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi phản ứng của cơ thể nạn nhân bằng cách hỏi tên, lay người hoặc yêu cầu họ giơ tay, chân.
● Send (gọi cấp cứu): đây là thao tác quan trọng, cần được thực hiện ngay lập tức và cung cấp thông tin một cách chính xác, cụ thể nhất. Bật loa để được nhân viên y tế hướng dẫn trong trường hợp không biết cách sơ cứu nạn nhân
● Circulation (tuần hoàn): Cần theo dõi, đánh giá sự tuần hoàn của người bệnh bằng cách quan sát, kiểm tra mạch tại cánh tay, cổ, bẹn,... Nếu mạch của bệnh nhân không xuất hiện, đồng nghĩa với việc đã bị sốc và có nguy cơ tim ngừng đập. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cần tìm cách cầm máu càng nhanh càng tốt.
● Airways (kiểm tra đường thở): Nếu nạn nhân bất tỉnh và không phản ứng, hãy nâng cằm để họ ngửa đầu về sau và kiểm tra nhịp thở. Cùng với đó, hãy tìm xem trong đường thở của nạn nhân có dị vật hay chất nhầy không để loại bỏ ngay.
● Breathing (theo dõi nhịp thở): bằng cách quan sát xem lồng ngực có sự chuyển động lên xuống hay không. Cũng có thể đặt tai gần mũi, miệng họ để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân vẫn thở, hãy để cho đầu, cổ, cột sống của họ được thẳng hàng để đường thở không bị ngắt quãng.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích, chúc các bạn thành công.
---------------------------
Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.
Doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại đây
SAFI hân hạnh đồng hành cùng 1Life túi sơ cứu cung cấp túi sơ cứu cho cá nhân, trường học, doanh nghiệp.
---------------------------
DR SAFI - ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU CHUẨN HOA KỲ
“NGƯỜI BÊN CẠNH CỨU NGƯỜI BÊN CẠNH”
Tel: 024.6656.8268 | Email: info@safi.asia | Web: https://safi.asia
VP Hà Nội: Tầng 5 Số 59, Ngõ 5, Láng Hạ, Q. Ba Đình
VP TP. Hồ Chí Minh: P.302, 124 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình