1. Chuột rút là gì?
Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Chuột rút xảy ra ở:
- Chuột rút vùng bàn chân
- Chuột rút cơ bắp chân
- Chuột rút vùng trước đùi
- Chuột rút vùng sau đùi
- Chuột rút do nhiệt (heat cramp): xảy bắp chân, cánh tay, vùng bụng, lưng.
2. Nguyên nhân gây chuột rút
Hiện nay, vẫn chưa rõ về cơ chế gây ra hiện tượng chuột rút, theo các nhà nghiên cứu một số nguyên nhân có thể kể ra như sau:
- Vận động quá sức: vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.
- Do thiếu canxi, magie và kali: nguyên nhân này thường xảy ra ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.
- Phụ nữ mang thai: phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém. Bên cạnh đó, hormone của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.
- Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch: nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin.
- Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp: khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút. Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày. Người không khởi động, khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao.
- Mất nước, mất cân bằng chất điện giải: phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng: tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
- Dấu hiệu của một bệnh lý: nếu thường xuyên bị chuột rút về đêm, cần phải đi khám chuyên khoa. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân. Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ
3. Cách khắc phục
Mục tiêu:
- Giảm co cứng và đau
Nguyên tắc:
- Căng cơ trước, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ co khi cơn co cứng qua đi
Cách căng cơ:
- Chuột rút bàn chân: giúp nạn nhân đứng bằng bàn chân trước (hoặc đặt bàn chân nạn nhân lên đầu gối bạn)
- Chuột rút bắp chân: duỗi thẳng gối và nâng đỡ bàn chân, gập bàn chân hướng lên phía cẳng chân
- Chuột rút vùng trước đùi: cho nạn nhân nằm xuống, nâng cao chân và gập đầu gối
- Chuột rút vùng sau đùi: cho nạn nhân nằm xuống, nâng cao chân và duỗi thẳng đầu gối
Chuột rút khi đang bơi:
- Không vùng vẫy, thả lỏng người, hít thở sâu để người nổi lên
- Gọi người trợ giúp
Chuột rút do nhiệt:
- Để nạn nhân nghỉ ngơi chỗ râm mát và hạ nhiệt
- Cho nạn nhân uống thức uống có đường và chất điện giải như nước trái cây hoặc nước uống thể thao, hoặc nước lọc
- Dùng túi đá và nước được quấn bằng khăn để chườm vùng chuột rút trong vòng 20 phút.
4. Phòng ngừa chuột rút
Để chuột rút không làm phiền bạn hãy thực hiện các biện pháp sau đây:
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.
- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
- Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
- Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ, vì nó có thể dẫn đến chuột rút, nó có thể khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
- Tránh hoạt động quá sức dưới trời nắng nóng.
- Học sơ cấp cứu để biết sơ cứu chuột rút đúng cách.
---------------------------
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đăng ký học sơ cấp cứu tại: https://forms.gle/vGJtX8T93pCKg69JA
Để tìm hiểu thông tin về các khóa học sơ cấp cứu, các thông tin khác về sức khỏe, hãy theo dõi thông in tại chuyên mục kiến thức trên website Safi và kênh facebook Dr Safi - Đào tạo sơ cấp cứu chuẩn Hoa Kỳ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin các khóa học và chia sẻ các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu.
SAFI hân hạnh đồng hành cùng 1Life túi sơ cứu cung cấp túi sơ cứu cho cá nhân, trường học, doanh nghiệp.
---------------------------
DR SAFI - ĐÀO TẠO SƠ CẤP CỨU CHUẨN HOA KỲ
“NGƯỜI BÊN CẠNH CỨU NGƯỜI BÊN CẠNH”
Tel: 024.6656.8268 | Email: info@safi.asia | Web: https://safi.asia
VP Hà Nội: Tầng 5 Số 59, Ngõ 5, Láng Hạ, Q. Ba Đình
VP TP. Hồ Chí Minh: P.302, 124 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình